Kết quả tìm kiếm cho "lao xuống kênh"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 680
Hồ Ông Thoại tọa lạc dưới chân núi Sập (huyện Thoại Sơn) có diện tích mặt nước rất rộng, ôm ấp xung quanh dãy núi. Hồ nước trời này trông giống “Vịnh Hạ Long”, không nơi nào ở miền Tây sở hữu được.
Tinh gọn bộ máy, giảm biên chế là chủ trương được dư luận ủng hộ, nhưng cách thức triển khai đang là câu chuyện "nóng" được người dân quan tâm. Phóng viên báo Tin tức đã trao đổi với PGS.TS Nguyễn Khắc Thanh, Hội Cựu giáo chức Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh xung quanh vấn đề này.
Chiều 11/12, Chủ tịch UBND huyện Châu Phú Nguyễn Phước Nên chủ trì hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025, cùng một số nhiệm vụ trọng tâm khác.
Được xem là hình thức khai thác cá tự nhiên độc đáo và hiệu quả, dỡ chà là một trong những cách mưu sinh của nghề “bà cậu” cho đến bây giờ. Tuy nhiên, với sự “đổi tính, đổi nết” của con nước lũ, người theo nghề dỡ chà cũng đối mặt với tương lai bấp bênh.
Tại huyện Chợ Mới, xã Nhơn Mỹ và xã Kiến Thành không chỉ nổi tiếng với các loại cây thuốc nam quý, mà còn là nơi quy tụ những “lương y” hết lòng với nghề. Nổi bật trong số đó là lương y Nguyễn Phước Thiện, Chủ tịch Hội Đông y xã Nhơn Mỹ và lương y Lê Hùng Liệt, Phó Chủ tịch Hội Đông Y xã Kiến Thành. Cả hai đang góp phần bảo tồn giá trị của y học cổ truyền, hỗ trợ hàng ngàn người dân cải thiện sức khỏe qua các bài thuốc nam từ cây cỏ tự nhiên.
Trên cánh đồng ven kênh Vĩnh Tế, vùng trũng nhất mực nước chỉ còn ngang gối, nông dân rục rịch chuẩn bị làm đất sạ lúa đông xuân. Đây chính là thời điểm bà con khai thác nguồn cá đồng cuối mùa lũ rôm rả để làm khô, mắm bán trong dịp Tết.
Hát trống quân là loại hình nghệ thuật truyền thống có nhiều nét độc đáo, từ xa xưa đã trở thành nét đẹp văn hóa, niềm tự hào của người dân trên mảnh đất "xứ nhãn" - Hưng Yên.
Những ngày này, từ cánh đồng chân núi Ba Thê hay xã Vọng Đông (huyện Thoại Sơn) đến mảnh ruộng trải dài bạt ngàn cặp bờ kênh xã Tân Tuyến (huyện Tri Tôn) đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp không khí cười nói rôm rả của nông dân và thương lái.
Trải qua 200 năm, con kênh Vĩnh Tế luôn cuộn chảy bất tận. Ngày nay, những chứng tích bên dòng kênh huyền thoại này vẫn còn nguyên giá trị, khắc ghi hào khí ngất trời của cha ông một thời mở mang bờ cõi.
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.
Bằng trí tuệ, tinh thần lao động bền bỉ, kiên gan nhưng đầy sáng tạo, ông cha ta đã tạo ra công trình kỳ vĩ trên vùng Tây Nam biên viễn vào đầu thế kỷ XIX. Kênh Vĩnh Tế đánh dấu thời kỳ phát triển mới cho công cuộc khai phá đất đai, lập nên đồn điền, làng xóm; như chiến hào khổng lồ bảo vệ, khẳng định chủ quyền quốc gia trên tuyến biên giới Tây Nam. Đúng như vua Minh Mạng đã nói: “Thực là quan yếu cho quốc kế biên trù”, “Đào con sông ấy để trọn công trước, thực là lợi ức muôn năm vô cùng về sau”.
TX. Tân Châu nằm ở khu vực phía Bắc tỉnh An Giang, có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội; quốc phòng - an ninh. Nhiều nhiệm kỳ qua, thị xã có mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, đóng vai trò “đầu tàu” kéo theo sự phát triển của cả vùng, nhờ vào lợi thế cạnh tranh và động lực tăng trưởng.